CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NATTO VỚI SỨC KHOẺ

Đăng bởi Ngô An Nguyệt vào lúc 19/06/2021

Công dụng tuyệt vời của natto đối với sức khỏe

Bài viết này có tham khảo và trích dẫn từ bài của bạn Hạ Mến. Chân thành cảm ơn bạn vì sự tìm tòi từ các nguồn tư liệu để tổng hợp lại những kiến thức chung nhất về Natto.

Nếu bài viết nài có trùng lặp với những bài đã có mong quý vị hoan hỉ bỏ qua.

 

Mục lục

 

  1. Natto là gì?
  2. Natto làm tan cục máu đông – thúc đẩy sức khỏe tim mạch
  3. Natto rất tốt cho xương khớp
  4. Natto cải thiện hệ tiêu hóa
  5. Natto tăng cường miễn dịch
  6. Là nguồn cấp protein và khoáng chất dồi dào
  7. Phần nhớt dai trong natto
  8. Natto trong thực dưỡng
  9. Ăn natto như thế nào?
  10. Lượng ăn natto mỗi ngày bao nhiêu?
  11. Bột và viên natto (giải pháp cho người không thích ăn natto tươi)
  12. Những ai không nên ăn natto?
  13. Cách bảo quản natto

 

  1. Natto là gì?

Natto  là  một trong những sản phẩm lên men truyền thống nổi tiếng nhất của Nhật Bản tồn tại ở Nhật Bản từ hàng ngàn năm trước. Cùng với nước tương miso, nattō là một trong những nguồn protein quan trọng ở Nhật Bản thời phong kiến khi mà người ta không ăn thịt các loài thúchim. Ở Hàn Quốc cũng có một loại đậu nành lên men tương tự natto của Nhật với tên gọi là cheonggukjang (청국장).

 Để làm Natto, người ta chọn các hạt đậu tương nhỏ, ngâm nước trong vòng một ngày cho mềm ra, đem luộc thật chín, rồi làm cho lên men. Cách làm cổ truyền là gói đậu tương đã xử lý như trên vào các túm rơm để lợi dụng trực khuẩn Bacillus subtilis làm lên men đậu tương. Ngày nay, người ta sử dụng một thứ men gọi là kosōkin để bắt đầu quá trình lên men khoảng 24 giờ trong môi trường nhiệt độ chừng 40 °C. Quá trình lên men này sẽ phân tách các protein trong hạt đậu tương thành axít amin chuỗi ngắn, một chất bổ dễ hấp thụ..

 Natto có màu nâu, có nhiều chất dính và nhớt, mùi hơi nồng và có vị ngọt Umami (Umami là vị ngọt giống như thịt, là một trong năm vị cơ bản cùng với vị ngọt, chua, đắng và mặn).

Vì công dụng tuyệt vời mà natto từ một món ăn truyền thống của Nhật Bản, ngày nay đã không ít người dân của nước khác cũng biết đến natto. Đặc biệt nó được biết đến dường như nhiều nhất bởi những người ăn nền thực vật, thuần thực vật, ăn thực dưỡng.

Từ lâu, các nhà khoa học đã khám phá ra được nhiều lợi ích của natto đối với sức khỏe, đượcliệt kê lần lượt ở các mục tiếp theo.

  1. Natto làm tan cục máu đông – thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Hiện nay, các bệnh lý về tim mạch đang là mối đe doạ lớn đối với con người trong cuộc sống hiện đại. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới số lượng người mắc bệnh ngày một nhiều và đặc biệt là người bệnh ngày càng trẻ hóa.

Lý do nào dẫn tới những người còn rất trẻ đã bị đột quỵ? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chính lối sống căng thẳng cùng chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu vận động là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tim mạch thời hiện đại.

Bệnh tim mạch tiến triển âm thầm, các động mạch dần tắc nghẽn do cục máu đông gây ra thiếu máu cục bộ dẫn đến hoại tử mô, vỡ động mạch. Bệnh có liên quan tới tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và thường không có triệu chứng rõ rệt cho tới khi xảy ra cơn đột quỵ tại các cơ quan khác nhau như tim, não… với tỷ lệ tử vong cao.

Năm 1980, tiến sỹ Sumi Hiroyuki nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng của natto đối với việc làm tan cục máu đông trong động mạch – một trong những nguyên nhân suy tim và tử vong của bệnh nhân bị các chứng xơ vữa động mạch vành hay đột quỵ vì nghẽn mạch máu, xuất huyết não – đó chính là tác dụng của một loại enzyme có trong natto.

Năm 1986, tiến sỹ Sumi Hiroyuki công bố kết quả nghiên cứu natto đã xác định được Nattokinase là một loại enzyme phân hủy huyết khối hữu hiệu và mạnh nhất trong các loại enzyme cùng tác dụng, thậm chí mạnh gấp 4 lần enzyme nội sing Plasmin, đồng thời tuyệt đối an toàn cho cơ thể, không gây ra bất kỳ một phản ứng phụ nào.

Tiến sỹ khuyên nên sử dụng natto để ngăn ngừa một cách hiệu quả nhất các bệnh xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim. Đặc biệt, với người trung niên, cao tuổi, khi chất phân hủy huyết khối nội sinh Plasmin giảm sút thì tác dụng của natto càng rõ rệt.

Ngoài tác dụng làm tan cục máu đông, làm mượt dòng chảy của máu, natto còn có tác dụng làm mạch máu được co giãn, dẻo dai thành mạch, nên có tác dụng điều hòa huyết áp. Ngoài ra, natto chứa nhiều vitamin K2 có vai trò hoạt hóa protein điều hòa canxi như osteocalcin, giúp protein điều hòa canxi chuyển từ sạng bất hoạt sang dạng hoạt động.

Ở trạng thái hoạt động protein điều hòa canxi gắn với ion canxi trong máu, ngăn không cho chúng lắng đọng xuống thành mạch tạo mảng xơ vữa mà vận chuyển canxi vào đúng nơi cần thiết là hệ thống xương.

Nattokinase là một phát hiện quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, và hơn nữa, đó là một loại thực phẩm rất rẻ tiền.

  1. Natto rất tốt cho xương khớp

Cả vitamin K1 và K2 đều cần thiết cho sức khỏe của xương. Nếu K1 được tìm thấy tự nhiên trong các loại rau lá xanh thì K2 lại được sản xuất bởi vi khuẩn. Tuy nhiên, natto lại chứa cả 2 loại vitamin K này, đặc biệt là K2, rất dồi dào.

Chúng ta biết, protein điều hòa canxi nổi bật nhất là osteocalcin, có liên quan đến độ đặc của xương. Osteocalcin cần vitamin K2 để hoạt động, nếu không có vitamin K2 sẽ không thể điều hòa canxi.

Vitamin K2 giúp hoạt hóa protein osteocalcin tạo xương, giúp gắn canxi vào khung xương. Khi cơ thể thiếu vitamin K2, protein osteocalcin dù đã được tạo nhưng vẫn không có khả năng gắn và mang canxi vào khung xương. Khi điều này xảy ra canxi sẽ rời xương và răng gây ra chứng loãng xương.

Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh trở đi có nguy cơ cao bị chứng loãng xương do suy giảm hoocmon nội tiết estrogen. Mặc dù thường xuyên bổ sung canxi nhưng nếu không có vitamin K2, phần lớn canxi này sẽ bị đào thải ra ngoài.

Vitamin K2 trong natto giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương, làm chậm quá trình mất xương do tuổi tác, do bệnh lý mãn kinh, do dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến xương khớp hoặc do các bệnh khác gây ra như tiêu hóa, tiểu đường, đột quỵ… Natto với vitamin K2 làm xương chắc khỏe, làm dịu các chứng đau khớp, khô khớp và nhức mỏi trong xương.

  1. Natto cải thiện hệ tiêu hóa

Tiến sỹ Sumi cho biết, natto có chứa Di-Picolinic Acid có thể khống chế vi khuẩn O-157 nhờ hiệu ứng diệt khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn độc hại đồng thời thúc đẩy loại khuẩn có lợi cho sức khỏe tăng trưởng như vi khuẩn Lactobacillus có trong natto. Natto rất hữu hiệu đối với việc phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa như lỵ, tiêu chảy cấp, viêm ruột, viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa.

Khuẩn natto có sức sống rất mạnh mẽ, chịu được nước sôi 100 độ C trong vài chục phút, chịu được môi trường axit nên dễ dàng vượt qua dịch vị của dạ dày. Khuẩn natto còn sống sẽ đi khắp hệ thống tiêu hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, khôi phục hệ thống vi khuẩn có lợi trong ruột.

Đối với người bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh hoặc viêm đại tràng, táo bón lâu ngày vv thì việc tiêu thụ natto một thời gian sẽ cho tác dụng rất bất ngờ. Riêng với chứng táo bón, natto hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên, làm cho nó trở thành một phương thuốc tuyệt vời. Natto cũng đặc biệt hữu hiệu chữa chứng biếng ăn và bệnh rối loạn tiêu hóa sau khi điều trị các chứng bênh đường ruột của trẻ em, giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.

  1. Natto tăng cường miễn dịch

Bacillus subtilis, vi khuẩn có trong natto, có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Vi khuẩn có lợi này thúc đẩy sức khỏe đường ruột, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như Escherichia coli (viết tắt là E-Coli).

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất xơ, được tìm thấy với số lượng đáng kể trong natto, có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất axit béo chuỗi ngắn. Lượng chất xơ tăng lên có liên quan đến sự gia tăng bạch cầu trung tính, đại thực bào và tế bào T, tất cả đều đóng một vai trò không thể thiếu trong hệ thống miễn dịch.

Natto cũng rất giàu vitamin C, giàu kẽm, giàu sắt, senlen, và đồng. Chúng là những yếu tố góp phần quan trọng giúp hệ miễn dịch có thể hoạt động khỏe mạnh. Ví dụ, vitamin C cải thiện chức năng miễn dịch bằng cách khuyến khích sự lây lan của các tế bào T khi nhiễm trùng xảy ra. Hơn nữa, các nhà khoa học cho rằng vitamin C cũng ức chế sự chết của các tế bào T, giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch.

  1. Là nguồn cấp protein và khoáng chất dồi dào

Natto là một thực phẩm thuộc hàng bậc nhất cung cấp một lượng đạm vô cùng dồi dào, đáp ứng cả 8 axit amin thiết yếu mà nhiều người trước đây tưởng rằng chỉ thức ăn từ động vật mới có.

 Có thể bạn quan tâm: Một số người ăn thực vật hoàn toàn, thường tỏ ra lo lắng về lượng đạm vào cơ thể liệu có đủ hay không. Vấn đề này được giải quyết khi người đó tiêu thụ sản phẩm từ hạt đậu nành, đặc biệt là đậu nành đã lên men như tương cổ truyền của chúng ta. Bạn xem bài viết chi tiết ở đây: Tương cổ truyền

Trong 100g natto bạn có thể nhận được:

35 % lượng protein khuyến cáo hàng ngày, bao gồm tất cả 8 axit amin thiết yếu.

29% lượng vitamin K khuyến cáo hàng ngày. Vitamin quan trọng này giúp điều chỉnh quá trình đông máu, vôi hóa động mạch và ngăn ngừa mất xương. Thiếu vitamin K có thể gây loãng xương và tăng chảy máu

22% lượng canxi khuyến cáo hàng ngày và 29% lượng magie khuyến cáo hàng ngày. Một kiến ​​thức phổ biến là canxi cần thiết cho xương và răng chắc khỏe, nhưng không nhiều người biết rằng magiê rất cần thiết cho việc hấp thụ canxi.

22% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày. Như bạn đã biết, vitamin thiết yếu này là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất. Nó bảo vệ bạn chống lại thiệt hại do các gốc tự do gây ra, điều này có thể dẫn đến ung thư và các bệnh thoái hóa như thoái hóa điểm vàng và xơ nang. Ngoài ra, nó cũng rất giàu tính chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

48% lượng sắt khuyến cáo hàng ngày.

Natto còn cung cấp 1 lượng vitamin B12 cho những người ăn thuần chay mà các thực phẩm từ nguồn gốc thực vật không cung cấp được hoặc số lượng không đáng kể.

Natto không chỉ dồi dào đạm mà lại là nguồn đạm có phẩm chất cao, dễ hấp thu do quá trình lên men đã phân tách các protein trong hạt đậu tương thành axít amin chuỗi ngắn, một chất bổ dễ hấp thụ - Điều này là điểm khác biệt cơ bản của Natto với các sản phẩm từ đậu nành không lên men.

  1. Phần nhớt dai trong natto

Natto được biết đến với độ nhớt dính, đây là một lý do khiến không ít người ái ngại để bắt đầu thưởng thức. Phần nhớt dính là axit polyglutamic, chúng được tạo ra khi đậu nành lên men.

Axit polyglutamic là một polypeptide chứa một lượng lớn các phân tử axit glutamic. Glutamate cung cấp cho thực phẩm vị umami (hương vị thơm ngon thường được kết hợp với các loại thực phẩm như nước dùng súp làm từ tảo bẹ, nấm shiitake, động vật có vỏ và các thành phần khác) làm cho nó rất ngon. Axit polyglutamic cũng giúp cơ thể hấp thụ canxi và khoáng chất tốt hơn.

  1. Natto trong thực dưỡng

Những người ăn thực dưỡng rất chuộng natto, cùng với miso hay tamari … Theo thực dưỡng, natto có nhiều khoáng chất nhất là Canxi, Magie, Kali… . Đây là những nguyên tố tạo kiềm hóa máu, rất tốt cho người bệnh và mọi đối tượng do ăn quá nhiều thực phẩm âm và thực phẩm có tính axit ví dụ như bơ, sữa, thịt đỏ, cà phê, nước ngọt, rượu, thức ăn nhanh, …

  1. Ăn natto như thế nào?

Có thể natto không phải là món ăn hấp dẫn với một số người, nhưng nó lại cực kỳ hấp dẫn về giá trị sức khỏe cho người ăn nó. Natto là thực phẩm chia người ăn ra hai thái cực hoàn toàn trái ngược nhau, thậm chí ngay cả ở bên Nhật, quê hương của Natto cũng chia ra 2 phái: phái nghiện Natto và phái sợ Natto. Cái này làm mình liên tưởng đến Mắm tôm đối với người Việt.

Vì natto có mùi hơi nồng và rất nhớt nên rất nhiều người lần đầu tiên thử đã không thấy thích nó. Tuy nhiên hãy nghĩ đến các giá trị mà natto mang lại để thử ăn nhiều hơn 1 lần với các cách khác nhau.

Với natto tươi, có thể nêm nếm tùy theo khẩu vị của mình như thêm hành, tỏi, dầu ăn, tamari, tương hột, vừng, mù tạt, cà chua, trứng… và bắt đầu sử dụng với 1 lượng nhỏ và sau đó tăng dần lên.

Thằng con út nhà mình vị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến phình đại tràng và suy dinh dưỡng độ 2, đã tốn bao nhiêu tiền đi các chuyên gia tiêu hóa, dinh dưỡng. Thậm chí phải dung biện pháp tháo thụt làm kinh hoàng cả mẹ cả con. Cháu lại có khứ giác rất nhạy cảm nên cứ mở hộp natto ra là đã bịt mũi chạy trốn. Qua hàng tháng trời thử các cách khác nhau, cuối cùng cũng anh chàng cũng đã ăn được 1 hạt natto J, sau đó cứ tăng dần  lên vài hạt, rồi 1/3 thìa café, ½ thìa café, giờ đây anh đã ăn được 2 thìa café. Tình trạng tiêu hóa rất ổn và cân nặng tăng từ mức ổn định 18kg trong ròng rã hơn 2 năm trời (từ lúc 4,5 tuổi lên 6,5 tuổi) lên 25kg sau 1 năm sử dụng.

Còn bà nội mình thì bị bệnh đại tràng, teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột. Đến nỗi đầu ra của bà gần như y nguyên những gì ăn vào, cân nặng chỉ có 43kg trong khi bà cao gần 1,6m. Bà cũng rất khó ăn natto, cứ ăn vào lại nôn. Nhưng vì tin tưởng vào tác dụng của Natto mà bà cũng chịu khó ăn thử natto. Đầu tiên bà bắt đầu với natto bột trộn vào với muối vừng. Sau đó bà mang natto tươi trộn với xì dầu. Nay bà coi natto như tiên dược cho đường tiêu hóa của bà.

Con cháu mình thì không ăn được natto tươi vớ natto bột nhưng nó lại ăn được natto viên, nhai như nhai kẹo J

  1. Lượng ăn natto mỗi ngày bao nhiêu?

Thông thường có thể dùng mỗi ngày một nửa hộp natto tươi như lời khuyên của thực dưỡng, tức vào khoảng 50g.

Tuy nhiên, cho dù bạn có ăn hơi nhiều so với lượng cần thiết của cơ thể thì cũng không gặp tác dụng phụ nguy hiểm như việc tiêu thụ nhiều trứng thịt sữa.

  1. Những ai không nên ăn natto?

Đậu nành, đặc biệt là các chế phẩm đậu nành đã được lên men như natto là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một số người có thể cần phải kiêng đậu nành mặc dù giới khoa học cũng chưa thật sự thống nhất về điều này.

Ví dụ, những người có vấn đề tuyến giáp, trong khi còn chưa tìm thấy câu trả lời cuối cùng, có thể cần hạn chế natto thậm chí nếu cẩn trọng thì không sử dụng natto.

Những người dùng thuốc chống đông máu và phụ nữ đang mang thai nên tìm lời khuyên từ bác sĩ trước khi thêm natto vào chế độ ăn uống.

 

  1. Bột natto và natto viên (giải pháp cho người không thích ăn natto tươi)

 

Bột natto và natto viên ra đời dường như là kết quả của việc đáp ứng nhu cầu sử dụng natto nhưng lại không thích hương vị đặc trưng cũng như độ nhớt của nó.

Bột natto là natto đã được làm khô bằng phương pháp sấy lạnh, nghiền mịn. Bột natto giống hệt bột đậu tương khô về vẻ ngoài. Nhưng hương vị vẫn có một chút của natto tươi, hơi trơn nhớt chút, nhưng việc uống một cốc nhỏ bột natto thật dễ dàng. Có thể trộn bột natto vào cơm, cháo, súp, thức ăn khô hay ướt tùy ý.

Về liều lượng, trên gói bột natto thường ghi rất rõ, thông thường 3 phần natto tươi cho ra 1 phần natto khô, cho nên ví dụ, hàng ngày bạn ăn 60g natto tươi sẽ tương đương uống 20g natto bột khô.

Còn Natto viên thì được vo viên từ bột natto. Sản phẩn này là dễ dùng nhất để ai cũng có thể dùng được, có thể nhai như ăn kẹo hoặc uống cùng với nước. Đối với Natto viên ngày chỉ việc uống khoảng 8-15gr (khoảng 60-80 viên) natto viên tương đương với khoảng 30-50gr natto tươi

  1. Cách bảo quản natto

Với natto tươi, cần được bảo quản bằng cách cấp đông. Natto khi làm xong thì quá trình lên men vẫn được diễn ra, dễ sinh mùi khai nếu không được cho ngủ đông.

Sự ngủ đông làm chậm lại sự lên men của natto. Khi cần ăn natto, bạn bỏ xuống ngăn mát khoảng nửa ngày cho tới một ngày là ăn được, hoặc bỏ ra ngoài khoảng 2 giờ đồng hồ.

Natto cấp đông nên được sử dụng trong vòng khoảng 2 tháng, bảo quản ngăn mát trong vòng khoảng 10 ngày. Lý thuyết là vậy, thực tế mình cấp đông natto tươi 6 tháng vẫn sử dụng ngon lành.

Với bột natto, cách bảo quản như các loại bột khô thông thường, bảo quản nơi thoáng mát, không để gần nhiệt nóng và dưới ánh sáng mặt trời.

Tags : Natto, tiêu hoá, Tim mạch, xương khớp, Đại tràng
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav